Tất cả những gì mà chúng ta làm việc đang thay đổi đáng kể, kể cả những gì mà chúng ta đang ưu tiên nhất trong công việc của mình, hầu hết là như vậy, hoặc bắt đầu sẽ như vậy!
Khi mà các tổ chức đang dần nhận ra hậu quả của tác động dịch bệnh toàn cầu mang lại, trong thời điểm này dường như mọi người phải tìm lại chỗ dứng của mình trong thời buổi phúc tạp, nguy cơ đe dọa về sự tồn tại của doanh nghiệp, hoặc sự dịch chuyển bán buôn theo ngành. Những gì chúng ta cần là là phải vật lộn với tất cả những điều này, không chỉ là đối phó với dịch bệnh mà còn là hướng đến một tương lai mới khi mà những sự thay đổi nhanh chóng, khác biệt trong đó sự xáo trộn mô hình hoạt động buộc chúng ta phải dịch chuyển sang một môi trường mới. Đúng vậy, chúng ta đang đề cập đến một xu hướng mới về “trải nghiệm nhân viên”, cách mà người lao động tham gia vào hành trình cùng nhau cộng tác và phát triển với tất cả các bên liên quan để đạt được mục tiêu kinh doanh, mục tiêu cá nhân và quan trọng là dưới kỹ hỗ trợ của kỹ thuật số.
Covid19 dẫn đến một xu hướng nhất thời đó là làm việc từ xa, các tổ chức tìm mọi cách để duy trì hoạt động doanh nghiệp của mình mà vẫn đảm bảo an toàn giãn cách tránh lây nhiễm bệnh tật cho nhân viên, với sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật số họp từ xa với, nền tảng quản lý công việc trên mây, dịch chuyển Offline to Onnline (O2O), bán hàng trực tiếp (D2C), xa hơn là Chuyển đổi số… Sự dịch chuyển đó, vô tình giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra những thay đổi khác mà công nghệ mang lại, kể cả cách làm việc, đến mô hình kinh doanh.
Dịch chuyển kinh nghiệm con người sang hệ thống tri thức
Dịch chuyển từ giấy sang số
Dịch chuyển từ người sang máy
Dịch chuyển từ làm việc độc lập sang cộng tác
Dịch chuyển từ thủ công sang tự động, từ tự động sang thông minh.
Dịch chuyển từ làm việc nhóm sang làm đa nhiệm
Dịch chuyển từ trung thành nhân viên đến cảm hứng làm việc, nghề nghiệp
Dịch chuyển từ quản lý kim tự tháp sang mạng lưới
Dịch chuyển từ trung tâm sang phân phối
Dịch chuyển từ kiễm soát sang ít kiễm soát và trao quyền
Dịch chuyển từ Push sang Pull
…
Việc ứng dụng trãi nghiệm nhân viên dẫn đến một góc nhìn toàn diện 360 độ: nhân viên làm việc với nhân viên, nhân viên với tổ chức, tổ chức với nhân viên và nhân viên làm việc kỹ thuật số. Mặc dù có rất nhiều sản phẩm mang tính trãi nghiệm nhân viên hiện nay, tuy nhiên khó có một sản phẩm nào toàn diện từ đầu đến cuối, hoặc phục vụ trọn vẹn cho một tổ chức nào, bởi vì nó đòi hỏi kết nối rất nhiều thứ con người, ứng dụng, dữ liệu, các tình huống kinh doanh. Tuy nhiên với sự phát triển công nghệ: Nocode/lowcode, microservices, các hệ thổng quản lý trải nghiệm nhân viên … sẽ là nền tảng thúc đẩy tạo ra thế hệ mới cá nhân hóa trải nghiệm nhân viên và dưới sự tham gia đóng góp không chỉ một vài bộ phận riêng rẻ như IT hay HR hiện nay, mà tất cả các bên liên quan phải tham gia vào quá trình xây dựng mới này.
So với trước đây, phần lớn các doanh nghiệp tập trung vào xây dựng các hệ thống lõi, backend (system of record: ERP, HCM, LMS…) nhân viên vẫn tập trung làm việc trên đấy mặc dù một số vẫn có những tính năng tương tác tuy nhiên sự cồng kềnh, phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật và mất rất nhiều thời gian để có thể thay đổi đáp ứng được, thì giờ đây các phân hệ giúp tương tác nhân viên được tách ra riêng và bóc tách, móc nối với các hệ thống lõi, nhằm phát triển nhanh chóng phục vụ mục tiêu đạt được hiệu quả năng suất cao với các chức năng: Tìm kiếm, khám phá, tương tác, quản lý tri thức, truy cập tài nguyên, giao tiếp, làm việc, học tập cho đến quản lý hạnh phúc
Recent Comments