028 999 888 68 longnguyen@alokaka.com

Trước khi đi vào vai trò của IT & Finance trong Digital Transformation trong sự kiện sắp tới ngày 20/07/2019, xin chia sẻ với mọi người về bài viết cũng khá lâu về “Ba câu chuyện người Tây làm Digital Transformation” để hiểu hơn về Chuyển đổi số.

Đầu tiên phải kể đến Starbucks một công ty có thương hiệu nổi tiếng thế giới, đáng giá hàng triệu đô la trong ngành bán lẻ. Nhưng giờ đây họ đã biến đổi số hóa (Digital Transformation), không còn đơn thuần là cà phê nữa, Starbucks giờ đây biến thành một công ty công nghệ. Adam Brotman – Chief Digital Officer của Starbucks chia sẻ: “những gì mà họ làm trong số hóa là để nâng cao, tăng cường kết nối với khách hàng dựa vào số hóa, chỉ theo cách mà chỉ Starbucks mới có thể làm được”, thông qua việc hình thành nên trung tâm ươm mầm công nghệ “Starbucks Digital Ventures (SDV)”, nơi có những ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm có thể kết nối tương tác trực tiếp với khách hàng, ví dụ như ứng dụng di động cho phép đặt nước uống, thanh toán tiền cà phê trước khi tới quán, giúp cho khách hàng không phải chờ đợi, và Starbucks cũng có thể phục vụ tốt hơn. Hay một chương trình khác, về sự chia sẻ ý tưởng góp ý được thực hiện trên facebook, kết quả nhận được hơn 50 ngàn phản hồi, điều này đã giúp Starbucks đi đúng hướng , đáp ứng được sự mong chờ của khách hàng, tăng tính trải nghiệm, khách hàng không thể tách rời với các ứng dụng công nghệ, các ưu đãi khi thưởng thức thức uống tại Starbucks.

Câu chuyện thứ hai về đại gia bán lẻ Walmart, vào năm 2011, đứng trước đối thủ Amazon vượt mặt trên thị trường online, buộc họ phải thay đổi, xây dựng nên Walmart Lab tập trung các “siêu nhân”, cho phép các dự án được “Khời nghiệp, trải nghiệm và linh hoạt”, cuối cùng họ nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu, Douglas Mcmillon’s – CEO – Walmartchia sẻ “Walmart có hơn 30 petabyte thông tin mua sắm, trong nhiều năm dữ liệu giúp chúng tôi điều hành các cửa hàng trên toàn thế giới. Bây giờ, nó giúp chúng tôi cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, theo cách mà chúng tôi phục vụ khách hàng được tốt hơn. Sử dụng kho dữ liệu thu thập được, Walmart có thể đề xuất các gói hàng có liên quan, phiếu mua hàng, thanh toán đơn giản, thông tin các cửa hàng gần nhất. Walmart thực hiện điều này bằng cách phân tích hành vi mua sắm cá nhân, lịch sử tìm kiếm, các tương tác website khác nhau, cũng như theo dấu trên kênh truyền thông mạng xã hội.” Walmart kết hợp giữa thế mạnh cửa hàng truyền thống, mạng lưới phân phối với kênh online và trải nghiệm di động. Walmart cũng chính là câu chuyện điển hình, có rất nhiều bài học quý giá cho các công ty muốn chuyển từ kinh doanh offline sang online.

Câu chuyện thứ ba về hãng xe nổi tiếng thế giới Volvo, họ gặp vấn đề về trong việc không hiểu được khách hàng, không kiểm soát được các rủi ro khi kinh doanh thông qua các đại lý địa phương, và làm sao để thay đổi mà không mất lòng các đại lý, dưới áp lực đáp ứng nhu cầu khách hàng, cộng thêm cạnh tranh với các đối thủ khác, thì Timo Paulsson – Senior Manager Ownership Services and Brand Protection – VCC global nhận định rằng “Ngày nay, bạn không bán một chiếc xe, mà bạn bán một giải pháp đi lại, nhưng tương lai chúng tôi sẽ bán sự trải nghiệm“. Họ chuyển từ mô hình kinh doanh “B2B” sang mô hình kinh doanh “B2B + B2C”, cho phép cung cấp các dịch vụ từ trung tâm của Volvo tới thẳng khách hàng dùng cuối, để đạt điều này họ thực hiện các sáng kiến trong hai loại: Đầu tiên là cung cấp các dịch vụ số mới như là hỗ trợ bên đường, theo dõi xe bị đánh cắp, các dịch vụ điều khiển từ xa như kiểm soát cửa, khởi động lò sưởi, bảng điều khiển từ xa , định vị xe hơi, các dịch vụ này sử dụng kênh truyền thông xã hội (social media), tính di động (mobility), tính liên kết (connectedness) để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Loại thứ hai là cách dịch vụ số này triển khai trên toàn cầu, mục đích xóa bỏ khoảng cách khách hàng dùng cuối với thương hiệu toàn cầu, hỗ trợ các đại lý địa phương bán hàng tốt hơn thông qua các trải nghiệm người dùng. Nhờ đó mà Volvo thực hiện biến đổi số hóa thành công, hiểu được khách hàng, làm hài lòng đại lý địa phương, hơn nữa là thu được thêm chi phí thông qua các ứng dụng công nghệ.

Từ 3 câu chuyện trên, có thể thấy các yếu tố để xây dựng biến đổi số hóa trong doanh nghiệp như là nâng cao trải nghiệm người dùng – User experience (Starbucks), cải tiến quy trình nghiệp vụ – Operational process (Walmart), thay đổi mô hình kinh doanh – Business model (Vovol), và yếu tố cuối cùng các doanh nghiệp đều cần là trang bị các khả năng cần thiết phải có của số hóa -.Digital capabilities. Đây cũng chính là bộ khung 4 chân trụ do công ty tư vấn toàn cầu Capgemini Consulting đưa ra cho các doanh nghiệp khi thực hiện biến đổi số hóa.

#ITAN_DigitalTransformation

#DigitalTransformation

Tham khảo:

https://www.capgemini.com/wp-content/uploads/2017/07/starbucks-23-04.pdf?fbclid=IwAR3UGLwg4ngnEsOsChcQItdg2q6B-WFLIuLwBwnm2AycOTDrV_R45O9DkPU
Share This