028 999 888 68 longnguyen@alokaka.com

Ngày nay Chuyển đổi số (#DigitalTransformation) xảy ra ở khắp mợi nơi, tuy nhiên đa sô còn mơ hồ và đỏi hỏi một thực tế, cũng như một cách cụ thể trong mỗi doanh nghiệp của họ.

Chuyển đổi số không đơn giản là số hóa các vấn đề nghiệp vụ, mà còn là làm thế nào để tăng trưởng vượt bậc, tạo ra sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới, thay đổi cả cuộc chơi dẫn dắt thị trường. Chuyển đổi số cũng không phải dừng lại ở mức áp dụng công nghệ mới, mà phải xác định được những thay đổi, cụ thể là giải quyết được vấn đề từ sâu bên trong doanh nghiệp, tức là phần lõi của doanh nghiệp, và chuyển đổi số là bắt đầu số hóa phần lõi (#DigitalCore).

Doanh nghiệp nào cũng có phần lõi, mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực có những phần lõi khác nhau và vấn đề quan trọng nhất là phải tìm cho ra được đúng phần lõi của riêng mình, tập trung vào nó và giải quyết nó, làm liên tục, và việc triển khai #ERP chính là giúp cho doanh nghiệp số hóa phần lõi, như ERP trong sản xuất phải giải quyết các bài toán cơ bản như: điều hành sản xuất, tài chính, tồn kho, kinh doanh, mua sắm, quản lý đảm bảo chất lượng…

Trước hết doanh nghiệp phải hiểu rõ về ERP, không phải chỉ đơn thuần là phần mềm (IT), và không phải phần mềm “thần thánh” giải quyết tất cả vấn đề của doanh nghiệp như chăm sóc khách hàng, thương mại điện tử,.. ERP là một hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể, là trợ lý đắt lực cho lãnh đạo, nó là từ lõi và chỉ giải quyết phần lõi, doanh nghiệp tập trung vào làm liên tục giải quyết được phần lõi, mới mở rộng ra các khía cạnh khác như trải nghiệm khách hàng, tối ưu chuỗi cung ứng, gắn kết nhân viên, phát triển mô hình kinh doanh mới tăng doanh thu…

ERP – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là một trong những bước đầu tiên giúp chuyển đổi những gì cơ bản nhất như việc xây dựng nền móng cho ngôi nhà chuyển đổi số, và là cơ hội động lực để thúc đẩy mạnh chuyển đổi số. Bản thân doanh nghiệp muốn tự mình số hóa rất khó, từng bộ phận đang vận hành theo cách riêng biệt và truyền thống, không có cái nhìn tổng quát và không có đủ năng lực, cụ thể như việc định nghĩa dữ liệu gốc “master data”, phòng kế toán một mã, sản xuất một mã, kho một mã, kinh doanh một mã, và không tuân thủ chuẩn mực nào, từ đó dữ liệu không liên kết được, hoặc rất khó khăn và mất nhiều thời gian chỉ để hiểu đúng về một mã hàng nào đó. Đấy là chưa kể các doanh nghiệp lớn vài trăm tỷ, vài ngàn tỷ thì để quá độ chuyển đổi số là cả một quá trình không đơn giản, cần có vai trò của người lãnh đạo, người trưởng dự án thấy được bức tranh toàn cảnh được trao “thượng phương bảo kiếm” xuyên suốt các phòng ban, và cần người tư vấn chuyên môn ngành đủ năng lực tác động thay đổi doanh nghiệp.

Để triển khai ERP thành công, cần có phương pháp luận đi theo từng giải pháp phù hợp với năng lực doanh nghiệp. Phương pháp luận đúng giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm chi phí đầu tư, đảm bảo chất lượng và quan trọng là nó đúng ngay cả từ đầu khi hình thành tư duy triển khai.

Có rất nhiều yếu tố để xác định cho ra một phương pháp luận đúng như: xác định phạm vi dự án, cơ cấu tổ chức dự án, phân chia các giai đoạn triển khai, và mỗi giai đoạn làm gì, trong bao lâu,.… đều được phân tích và lên kế hoạch chi tiết, một ví dụ nhỏ như dự án ERP phải khởi động vào ngày đầu tiên của tháng, hệ thống quản trị vận hành đồng bộ và thống nhất tất cả các hoạt động của công ty.

Cuối cùng, vai trò của doanh nghiệp ứng dụng đặc biệt là lãnh đạo phải đưa ra được những cam kết, những quy định phải tuân thủ mà không phải lo vấn đề chổ người dùng cuối, nếu lãnh đạo có niềm tìm và ý chí mạnh liệt thì họ sẽ tìm mọi cách để thực thi như là “triển khai và ứng dụng ERP là phải có niềm tin thành công và mãnh liệt như niềm tin vào an toàn bay”, hoặc “Ra đảo đốt thuyết” cho việc bắt buộc tất cả phải làm mà không có đường lùi.

Tóm lại: Doanh nghiệp phải bắt đầu từ số hóa phần lõi, và triển khai ERP là số hóa phần lõi cơ bản nhất, và là cơ hội, động lực để thúc đẩy mạnh chuyển đổi số. Doanh nghiệp phải xem ERP như trợ lý đắc lực cho lãnh đạo, phải làm song hành cùng chiến lược doanh nghiệp, và lựa chọn một phương pháp luận phù hợp với năng lực doanh nghiệp.

Long Nguyễn – Ghi chép tổng hợp theo ý cá nhân từ buổi chia sẻ “Vai trò ERP trong Chuyển đổi số doanh nghiệp” dưới sự chia sẻ của anh Kong Tan Senior Consutant diễn ra ngày 31/05/2019 tại Khách Sạn Thương Mại – Số 25, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Share This